Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Giảm độc hại trong in lụa

In Lụa là một ngành phổ biến trong in ấn công nghiệp. Trong ngành in lụa thì các thao tác thủ công tức là dùng chân tay là không thể thiếu và người làm in lụa thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất rất độc hại, nhiều hóa chất được điều chế từ gốc Benzen (C6H6) là gốc đôc hại cao dẫn tới các chứng bệnh máu trắng, Toluen (C7H8) là chất mà khi tiếp xúc lâu sẽ bị bệnh ung thư, đó là chưa nói đến Cyclohexanone là một chất rất độc gây ung thư có mùi cực độc nhưng anh em trong ngành lại gọi là Dầu Ông Già... Rất nhiều người trong chúng ta chưa làm ngành in lụa có thể không để ý đến việc phải tiếp xúc với các chất độc này nhưng những người trong ngành thì ai cũng biết.



Sau đây là những mẹo giúp bạn giảm tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại:

1. Nên dùng các loại keo chụp bản bắt sáng có pha sẵn, pha nước hoặc dạng dung dịch, tránh các loại pha bột trực tiếp.

Keo chụp bản còn gọi là keo cảm quang luôn bao gồm 2 thành phần cơ bản: Nhũ tương và chất bắt sáng. Chất bắt sáng là chất rất độc với thành phần là Crome, Diazo,... khi hít phải những chất này đủ liều lượng có thể dẫn đến thay đổi ADN của người dùng và ảnh hưởng giống nòi. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất đã điều chế các loại keo chụp bản có pha sẵn như: Ulano QTX, Ulano QX1, Ulano QX3, QX5, Unimix T33, Unimix ON, Unimix HD, Unimix OS, ISP HD,... Khi dùng các loại keo này bạn không cần phải pha bắt sáng. Bạn cũng có thể chọn các loại keo pha nước hoặc dung môi thay vì các loại keo chụp bản pha bột trực tiếp.

2. Dùng cây khuấy và dao khuấy loại tốt

Nhiều người vẫn có thói quen dùng các loại đũa, cây bằng gỗ khuấy mực, keo, hóa chất khi pha mực. Các loại cây khuấy tự chế sẽ tiết kiệm nhưng đổi lại sẽ không vệ sinh và hay bôi ra các vật liệu khác và đặc biệt cây khuấy tự chế không tách biệt phần tay cầm và phần thân quấy. Chúng tôi khuyên bạn nên mua các loại dao khuấy và cây khuấy đúng loại bằng inox hoặc thép chuyên dụng. Các loại dao khuấy này sẽ giúp bạn sử dụng sạch sẽ hơn vì nó dễ lau chùi và phân biệt phần thân khuấy và phần tay cầm.


Dao Khuấy mực inox cung cấp bởi Kỹ Thuật In

3. Đừng quên khẩu trang

Nếu có dịp vào thăm các xưởng in đạt chuẩn của Nhật Bản bạn sẽ tưởng nhầm là đang thăm 1 bệnh viện khi mà người ta coi việc mang khẩu trang thành 1 thói quen. Người Việt cũng giống như người Trung Quốc, xưởng in thường thấy ít người mang khẩu trang vì từ sâu thẳm trong đầu không coi trọng việc chống độc hại qua đường hô hấp. Ý thức này mà thay đổi thì sẽ bảo vệ bản thân vì các chất dung môi trong ngành in lụa rất độc hại.

4. Dùng chổi tẩy bản bôi dung môi và chà keo thay vì dùng khăn và bàn chà.
Việc tẩy keo chụp bản thường sử dụng kem tẩy hoặc chất tẩy độc hại như sút, javen, remover độc hại. Hãy dùng chổi tẩy bản như: Ulano brush, ISP brush để việc chà keo thuận tiện mà không độc hại.



Chổi tẩy bản cao cấp giúp chà keo khi tẩy keo trên mặt lụa


5. Đậy kín hóa chất khi dùng xong

Hãy tập thói quen luôn đậy kín nắp các loại hóa chất sau khi lấy ra dùng. thói quen này giúp bạn vừa tiết kiệm tránh sự bốc hơi của hóa chất mà còn giảm độc hại cho những người hoạt động trong xưởng in.

6. Dùng các loại mực ít độc hại

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại mực điều chế gốc nước thay thế được các loại mực gốc dầu. Gốc dầu là các loại mực có tính độc hại cao nhất trong đó các chất Chì, Phthalates, PVC... là các chất gây ung thư. Người ta đã điều chế thành công các loại Plastisol giảm độc hại cho người dùng trong ngành in vải là: Lead free, PolyOne non-Phthalate và PolyOne Quantume PVC free. Các loại này nhằm mục đích loại trừ các chất độc trên ra khỏi mực gốc dầu.

Các loại mực điều chế từ gốc nước cũng ít độc hại hơn các loại mực gốc dầu, vì vậy nếu bạn có thể dùng các loại mực gốc nước trong ngành vải như bóng dẻo Furukawa, ColorLab, Dai-i-chi, Matsui... thì là bạn đã góp phần giảm độc hại cho bản thân và cho người sử dụng sản phẩm quần áo có in hình.

Trên đây là các cách để thợ in giảm độc hại trong quá trình sử dụng. Chúc các bạn có một năm mới dồi dào sức khỏe và có những thói quen tốt về sức khỏe trong công việc in ấn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét